Kênh bongdalu fun miễn phí
Link Xoilac Z chính thức
Link Ra Khoi trực tiếp bóng đá hôm nay
Link Uni Score chính thức20-12-18
Văn khấn cúng rằm tháng giêng như thế nào là chuẩn nhất? Và khi cúng rắm tháng giêng thì cần lưu ý tới những điều gì? Hãy để chúng tôi hướng dẫn các bạn
Văn khấn cúng rằm tháng giêng như thế nào là chuẩn nhất? Và khi cúng rắm tháng giêng thì cần lưu ý tới những điều gì? Hãy để các chuyên gia phong thủy của chúng tôi hướng dẫn các bạn cách làm sao cho đúng nhất nhé.
Dân gian có câu: “Cúng quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Vào ngày này, các gia đình thường biện một mâm cỗ thịnh soạn, thắp hương tổ tiên, trời đất, phù hộ cho mùa màng bội thu, kinh doanh phát tài, đất nước ấm no, hạnh phúc…
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Khấn xong, vái 3 vái.
Các bạn cũng nên tham khảo thêm bài văn khấn dâng sao giải hạn rằm tháng giêng dưới đây:
Bài văn khấn tại nhà:
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất
Tín chủ (chúng) con là: ………………….
Ngụ tại: ………………………………………..
Chúng con thành tâm có lời kính mời:
Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân
Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân
Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân
Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân
Văn Xương Văn Khúc tinh quân
Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn
La Hầu, Kế Đô tinh quân
Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:
Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Đèn trời xán lạn.
Chiếu thắp cõi trần.
Xin các tinh quân.
Lưu ân lưu phúc.
Lễ tuy mọn bạc.
Lòng thành có dư.
Mệnh vị an cư.
Thân cung khang thái.
Phục duy cẩn cáo!
Bài văn khấn rằm tháng Giêng tại chùa:
Khi đi lễ chùa, nếu bạn là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật dưới đây để thể hiện tấm lòng thành tâm của mình tới đức Phật:
Phật thân rực rỡ tựa kim san
Thanh tịnh không gì thể sánh ngang
Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn
Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.
Phật đức bao la như đại dương
Bảo châu tàng chứa đủ bên trong
Trí tuệ vô biên vô lượng đức
Đại định uy linh giác vẹn toàn.
Phật tại chân như pháp giới tàng
Không sắc không hình chẳng bụi mang
Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật
Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.
Nam mô Thâp phương Thường trụ Tam Bảo
Nam mô Thâp phương Thường trụ Tam Bảo
Nam mô Thâp phương Thường trụ Tam Bảo
Ở một số nước Châu Á, rằm tháng Giêng còn được coi là ngày đức Phật giáng lâm tại các chùa. Với một số nhà tâm linh, ngày này còn là ngày vía thiên quan nên các đền chùa làm lễ cầu an. Do đó, từ sau Tết Nguyên đán, ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm. Sau đây là một số lưu ý khi cúng rằm tháng giêng
Dọn dẹp ban thờ
Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình nên lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Mua sắm đồ cúng lễ
Nên mua hoa tươi để dâng ban thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả, hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.
Lễ cúng Phật
Các món ăn dành để cúng Phật đều phải là đồ chay, thanh đạm, sạch sẽ. Không cần chuẩn bị số lượng lớn, mỗi món ăn chỉ cần bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa, số lượng từ 10, 12 đến 25 món, bao gồm các món sau: – Hoa quả, chè xôi – Món xào chay không thêm nhiều hương liệu – Các món đậu – Một bát canh măng nấm hoặc canh củ quả chay. – Bánh trôi nước
Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.
Lễ cúng Gia tiên
Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món: – 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. – 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
Cần lưu ý trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở. Bên cạnh đó mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các loại vị. Vị mặn từ nước chấm, vị cay từ ớt, vị chua của đĩa dưa hành muối, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên một mâm cỗ đủ đầy phong vị để cầu mong an lành trong năm mới.
Người làm cỗ có thể cho thêm các món có tính mát, dễ ăn, sau khoảng thời gian bổ sung quá nhiều bánh chưng, giò chả, đồ xào mỡ dịp Tết Nguyên đán, ví dụ như món cá hấp, cá nấu riêu kèm thêm rau sống, một số món cuốn như cuốn thang, cuốn bỗng, hành cuốn củ quả… hoặc món thịt lợn luộc cuốn kèm thêm khế, rau thơm, lạc rang, chuối xanh…
Các vật phẩm cúng
Ngoài 2 mâm cỗ cúng Phật và cúng Gia tiên, trong ngày Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị thêm các vật phẩm cúng, bao gồm:
– Hương hoa vàng mã
– Đèn nến
– Trầu cau
– Rượu trắng
Các món cúng đều có ý nghĩa mong muốn mọi thứ được tốt đẹp, trọn vẹn, công việc sẽ suôn sẻ trong năm mới.
Phải sử dụng đồ mới để cúng
Các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa… cần phải sử dụng những đồ mới, hoặc đồ riêng biệt. Không nên dùng những đồ đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.
Lưu ý khi thắp hương
Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.
Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm… Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.
Không nên đốt quá nhiều vàng mã
Trọng tâm của hội rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Người dân có thể tham dự những lễ cầu an này. Tuy nhiên đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên người dân đi lễ nên bằng tấm lòng kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
Xem thêm: Mâm cúng giao thừa gồm có những gì, Bày trí thế nào cho đúng?
24-10-24
Con số may mắn của cung Ma Kết ngày 25/10/2024 có số nào đặc biệt Thần Tài ưu ái giúp người cung Ma Kết rước LỘC VÀNG về nhà?
16-12-24
Thấy bắt cá là số mấy? Ý nghĩa điềm báo từ khi thấy bắt cá mang đến là gì. Giải mã các trường hợp thấy mình bắt cá, bắt cá ngoài đường